( bánh chưng Ngày Tết | Banh Chung Ngay Tet ) Tết đến xuân về, đặt chúng ta đứng trước cái ranh giới của một năm cũ và một năm mới, ranh giới của những điều đã qua và những điều sắp đến. Trong những ngày chờ đợi cái thời khắc giao thừa thiêng liêng và quý giá ấy người người ,nhà nhà nô nức mua sắm để chuẩn bị cho một cái tết ,cho một năm mới có nhiều tài lộc hơn.
Trong mâm cỗ cúng giao thừa của người việt từ xưa tới nay không thể thiếu món bánh chưng. Là món bánh được làm từ các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói trong lá dong...Là loại Bánh được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Với nhiều ý nghĩa thiêng liêng và cao quý.
Những người từng trải qua Tết xưa (những năm 40-50 của thế kỷ trước) thường nhớ về Tết cổ truyền với những chiếc bánh chưng được chọn lựa cầu kỳ từ chiếc lá dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh cho tới lạt tre. Những năm kháng chiến chống Mỹ, để nuôi quân đánh giặc, người dân miền Bắc dành hết lương thực, thực phẩm vì tiền tuyến nên chiếc bánh chưng cũng đơn giản hơn nhưng lại giá trị hơn cả vì Tết chỉ có mỗi nồi bánh chưng xanh. Với những ai trải qua những cái Tết chiến tranh, và cả những năm còn trong thời kỳ bao cấp, nồi bánh chưng gợi lại cho họ kỷ niệm khó quên một thời khó khăn, thiếu thốn.
Ngày nay, đối với những bạn trẻ sinh vào nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ 20, tục nấu bánh chưng ngày Tết có vẻ như chỉ còn là một nghi thức. Thế hệ 9X sống tại các thành phố lớn dường như không có được cái cảm giác náo nức đêm giao thừa ấm cúng quây quần quanh nồi bánh chưng với gia đình. Giờ đây, bánh chưng cho ngày Tết được mua tại các siêu thị, cửa hàng hoặc qua hình thức cung ứng dịch vụ. Ở nông thôn, hương vị Tết còn cảm nhận được phần nào qua nồi bánh chưng Tết.
Không khí ngày Tết bây giờ không còn thấy cảnh các bà các chị tất bật những ngày giáp Tết, nào rửa lá dong, nào ngâm gạo hay đãi đỗ, cảnh trẻ con mặt mũi háo hức ngồi xem bố mẹ gói bánh, cảnh già trẻ lớn bé ngồi trông nồi bánh chưng qua đêm, ngoài trời sương lạnh, buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng.
Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm... Truyền thống vẫn còn đó, nhưng dường như không còn mấy nguyên vẹn, công cụ để nấu chín chiếc bánh chưng ngày nay có nơi, có chỗ bị thay thế bằng nồi áp suất hoặc lửa ga. Dù sao thì Tết đến, xuân về, hình ảnh những chiếc bánh chưng vẫn nhắc nhở mỗi người chúng ta về giá trị dân tộc truyền thống.
Những người từng trải qua Tết xưa (những năm 40-50 của thế kỷ trước) thường nhớ về Tết cổ truyền với những chiếc bánh chưng được chọn lựa cầu kỳ từ chiếc lá dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh cho tới lạt tre. Những năm kháng chiến chống Mỹ, để nuôi quân đánh giặc, người dân miền Bắc dành hết lương thực, thực phẩm vì tiền tuyến nên chiếc bánh chưng cũng đơn giản hơn nhưng lại giá trị hơn cả vì Tết chỉ có mỗi nồi bánh chưng xanh. Với những ai trải qua những cái Tết chiến tranh, và cả những năm còn trong thời kỳ bao cấp, nồi bánh chưng gợi lại cho họ kỷ niệm khó quên một thời khó khăn, thiếu thốn.
Ngày nay, đối với những bạn trẻ sinh vào nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ 20, tục nấu bánh chưng ngày Tết có vẻ như chỉ còn là một nghi thức. Thế hệ 9X sống tại các thành phố lớn dường như không có được cái cảm giác náo nức đêm giao thừa ấm cúng quây quần quanh nồi bánh chưng với gia đình. Giờ đây, bánh chưng cho ngày Tết được mua tại các siêu thị, cửa hàng hoặc qua hình thức cung ứng dịch vụ. Ở nông thôn, hương vị Tết còn cảm nhận được phần nào qua nồi bánh chưng Tết.
Không khí ngày Tết bây giờ không còn thấy cảnh các bà các chị tất bật những ngày giáp Tết, nào rửa lá dong, nào ngâm gạo hay đãi đỗ, cảnh trẻ con mặt mũi háo hức ngồi xem bố mẹ gói bánh, cảnh già trẻ lớn bé ngồi trông nồi bánh chưng qua đêm, ngoài trời sương lạnh, buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng.
Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm... Truyền thống vẫn còn đó, nhưng dường như không còn mấy nguyên vẹn, công cụ để nấu chín chiếc bánh chưng ngày nay có nơi, có chỗ bị thay thế bằng nồi áp suất hoặc lửa ga. Dù sao thì Tết đến, xuân về, hình ảnh những chiếc bánh chưng vẫn nhắc nhở mỗi người chúng ta về giá trị dân tộc truyền thống.
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi:
Hotline: 0913 956 799 (Ms Anh)
Email: khuonlambanh@gmail.com
Dịch Vụ Gói Bánh Chưng, Nhận Đặt Làm Bánh Chưng Tết, Bán Bánh Chưng, goi banh chung,cach nau banh chung, banh chung ngay tet, banh chung viet nam, bánh tét , bánh trưng , su tich banh chung, bánh chưng, banh chung, bánh chưng xanh, banh chưng chay, đặt làm bánh chưng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét